Người bị đuổi

Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường.

Đăng ký nhận tư vấn Phần mềm Full Look luyện thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa tại đây.

Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường. Đã hơn 3 tuần nay, hễ tôi hỏi tới là cô bé lại cúi mặt nhìn xuống đất, lúng búng trong miệng: "Xin lỗi cô, con quên mang theo". Đã mấy lần tôi định tới nhà Nicole đòi lại cuốn sách của trường.Gọi là trường nhưng thực sự chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí, được mở ra ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Một hội đoàn từ thiện đã thuê tôi, một cô giáo mới ra trường, đến đây đứng lớp.
Học trò của tôi là con cái của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng. Đa số trẻ con ở đây phải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hai chục đứa được cha mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợp đồng để tháot khỏi nơi này.
Sau khi học hết bộ chữ cái và học ráp vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện tranh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trang, trong một tuần phải trả.Vậy mà Nicole cứ lần lữa. Bực mình, một bữa nọ tôi doạ rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hót hoảng đáp: "Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên".
Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vựơt qua mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole.Người ta chỉ cho tôi một túp lều vách đất, mái tranh.Bước tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a ngắc ngứ: " Bà..tờ...iê nờ iên...tiên...bà tiên..."." Bà tiên hiện ra và bảo...Đọc lại nào. Chậm thôi", một giọng trẻ con khác ra chiều bảo ban.
Tôi nhìn qua khe cửa.Khoảng sáu bảy đứa trẻ đaù tóc xoăn tít ngồi xếp bằng quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một người phụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tay dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nay), hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng "i ê nờ iên" đang mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. "Cô giáo" Nicole đang háo hức chỉ bảo "học trò".
"Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin", người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc của Nicole phân bua, khi tôi đã vào nhà. "Ông bà tôi, cha mẹ tôi, rồi tới các anh các chị tôi khong ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời gian đâu mà học", người phụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lau mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi. "Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho.Rồi nó rủ thêm mấy đứa con nhà hàng xóm cùng học.Từ cha sinh mẹ đẻ có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé", bà của Nicole ngượng nghiụ nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi.
Cũng như ở trên lớp, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào qua tiếng nấc: "Con xin cô, cô đứng mách. Con không muốn bị đuổi học". Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: "Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô kia".


(Theo bản dịch của Thương Huyền)
Học trò của tôi là con cái của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng. Đa số trẻ con ở đây phải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hai chục đứa được cha mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợp đồng để tháot khỏi nơi này.
Sau khi học hết bộ chữ cái và học ráp vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện tranh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trang, trong một tuần phải trả.Vậy mà Nicole cứ lần lữa. Bực mình, một bữa nọ tôi doạ rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hót hoảng đáp: "Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên".
Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vựơt qua mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole.Người ta chỉ cho tôi một túp lều vách đất, mái tranh.Bước tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a ngắc ngứ: " Bà..tờ...iê nờ iên...tiên...bà tiên..."." Bà tiên hiện ra và bảo...Đọc lại nào. Chậm thôi", một giọng trẻ con khác ra chiều bảo ban.
Tôi nhìn qua khe cửa.Khoảng sáu bảy đứa trẻ đaù tóc xoăn tít ngồi xếp bằng quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một người phụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tay dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nay), hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng "i ê nờ iên" đang mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. "Cô giáo" Nicole đang háo hức chỉ bảo "học trò".
"Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin", người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc của Nicole phân bua, khi tôi đã vào nhà. "Ông bà tôi, cha mẹ tôi, rồi tới các anh các chị tôi khong ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời gian đâu mà học", người phụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lau mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi. "Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho.Rồi nó rủ thêm mấy đứa con nhà hàng xóm cùng học.Từ cha sinh mẹ đẻ có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé", bà của Nicole ngượng nghiụ nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi.
Cũng như ở trên lớp, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào qua tiếng nấc: "Con xin cô, cô đứng mách. Con không muốn bị đuổi học". Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: "Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô kia".


(Theo bản dịch của Thương Huyền)

đề thi tiếng anh vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm 2014, đề thi tiếng anh vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, luyện thi Trần Đại Nghĩa môn Tiếng Anh, Cấu trúc đề thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm 2015, Cấu trúc khảo sát Tiếng Anh vào lớp 6 năm 2015 THPT Trần Đại Nghĩa

TIN CẬP NHẬP

top-luyen-thi

Liên Hệ